Lựa chọn con đường tu học từ năm 15 tuổi, sư thầy Thích Tâm Tiến vừa qua đã cùng lúc mang về cho mình 2 suất học bổng du học Mỹ toàn phần của hai trường đại học hàng đầu thế giới là Đại học Harvard và Đại học Yale. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những chiêm nghiệm về con đường học tập và chánh niệm về phật giáo qua tâm tưởng trí tuệ minh mẫn của một sư thầy trẻ tuổi và tài hoa.
“Tu Không Có Nghĩa Là Ngừng Học, Chùa Không Phải Là Nơi Lánh Đời”
Tâm Tiến giống như những bạn bè đồng trang lứa được gia đình bảo bọc và đưa đón ngày hai buổi đến trường. Năm 15 tuổi phật pháp đến như một mối duyên lành, Tâm Tiến quyết định đến chùa, cạo đầu đi tu rất dứt khoát.
Trở thành đệ tử nhà phật, chưa bao giờ Tâm Tiến có quan niệm lánh đời, an nhàn tại chỗ không tiếp tục phát triển. Ngược lại càng tập trung hơn vào việc học tập kiến thức khoa học và mở mang đạo lý làm người. Thầy chia sẻ chọn con đường tu tập chính là giúp mình “trở ngược” lại cuộc đời để giúp đỡ mọi người và những người xuất gia có thể cống hiến nhiều hơn vì không bị vướng bận cuộc đời.
Với chánh niệm này về vai trò của người phật tử và giáo dục, Thích Tâm Tiến chưa bao giờ ngừng học tập trong suốt cuộc đời của mình. Học bổng du học Mỹ giá trị cao bậc nhất của hai trường đại học hàng đầu thế giới Harvard và Yale chính là sự ghi nhận, là phần thưởng chính đáng cho “du học sinh” đặc biệt này.
Tu Mà Không Học Là Tu Mù
Với thầy Thích Tâm Tiến quan niệm, muốn học và tiếp xúc nhiều cần phải mở ra cho mình nhiều thử thách để tự khám phá bản thân. Du học là một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này, đi nhiều nơi, học nhiều điều, tầm mắt sẽ được mở mang hơn. Tu chính là học mà không vướng bận, chỉ những người không hiểu ý nghĩa cao cả của tu hành mới chọn con đường tu không học, tu mù.
Tâm Tiến luôn có những trăn trở về định hướng của những người trẻ, tại sao có nhiều năng lượng như vậy lại chỉ hoài phí ở quan tâm được mất tầm thường mà không đặt vào phụng sự xã hội, đi nhiều để biết nhiều.
Thầy Thích Tâm Tiến không hề suy nghĩ mình đã thành công, chọn con đường du học đơn giản là muốn vẹn toàn hai chữ tài và đức. Tài có được nhờ học hành, nghiên cứu, còn đức là từ sự tu tập, do đó du học chính là để tìm hiểu điều mới mẻ, phương pháp hướng dẫn hiệu quả và học hỏi những nguồn tư tưởng văn hóa mới lạ để góp phần hoàn thiện hơn.
Chia Sẻ Trên Vị Trí Một Nhà Tu Hành Cùng Du Học Sinh
Sư thầy luôn muốn chia sẻ về ước mơ, hy vọng và sự cố gắng, bên cạnh khao khát người trẻ tìm được lối đi, con đường họ thực sự mong muốn dõi theo tự sau đáy lòng. Tâm Tiến thường thực hiện các bài giảng thấm nhuần đạo lý làm người, và những ước mơ cao cả để giúp thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị của mình và có thêm động lực để thực hiện ước mơ. Khó khăn là một chất liệu của cuộc sống và thất bại chính là màu của cuộc đời, vì thế cũng đừng nản lòng khi gặp khó khăn thất bại.
Về kinh nghiệm cụ thể để có được thành quả ngày hôm nay, thầy Thích Tâm Tiến chia sẻ với các bạn có nguyện vọng xin học bổng du học Mỹ rằng điều đặc biệt và quan trọng ngoài hồ sơ ứng tuyển đơn thuần là bạn phải chứng minh được sự khác biệt của mình so với ứng viên khác để bạn trở nên đặc biệt trong mắt của nhà trường. Mỗi trường đều có những tiêu chí khác nhau, việc tìm hiểu màu sắc thể hiện tính chất của trường sẽ tác động rất tích cực nâng cao khả năng được chọn của bạn. Đồng thời, quá trình xin học bổng du học Mỹ này bạn cũng phải cho họ biết sau khi học xong bạn sẽ có những cống hiến cụ thể nào cho xã hội.
“Mình thích nhất câu nói của Thiền sư Nhất Hạnh đó là “Không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.” Trên mỗi con đường mình đi, nếu mình tìm được niềm vui và hạnh phúc thì có đạt được ước mơ hay không cũng không còn quan trọng. Bởi lẽ, chính hạnh phúc đã là một con đường.” – thầy Tâm Tiến nói.
Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn mới về câu chuyện tu học và phần nào đó tạo thêm động lực săn học bổng du học Mỹ cho chính mình!